Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD có nguy hiểm không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD có nguy hiểm không?
Thứ Ba,
05/10/2021
Đăng bởi: Ngũ Phúc Đường
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong những bệnh lý có tỉ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới hiện nay. Càng nguy hiểm hơn nếu người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm Covid-19, khi đó nguy cơ tử vong càng cao hơn. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy tim, suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp tái diễn,... Vậy cách để nhận biết sớm bệnh là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Ngũ Phúc Đường.

Phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD "sát thủ thầm lặng" với sức khoẻ con người

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD là gì?

1. Khái niệm về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD là một bệnh viêm phổi mãn tính, xảy ra khi luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Đây là bệnh lý mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng lại diễn biến âm thầm nên được gọi là “sát thủ thầm lặng” đối với sức khoẻ con người. 

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD

Nguyên nhân gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD thường là do yếu tố cơ địa và môi trường. Trong đó khói thuốc là nguy cơ chính gây nên chứng bệnh này. 
 
Ngoài ra, người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hoá chất như (hạt than, khói hàn, các bụi chất khoáng,...), ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân dẫn đến COPD phổi. 
 
Bên cạnh đó, những người có chế độ ăn thiếu các vi chất (vitamin C, E, A, Magie,...), dinh dưỡng kém, thường xuyên phải loa động nặng nhọc cũng có nguy cơ phát triển bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính.

So sánh phổi bình thường và phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD

3. Triệu chứng của bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD

Phổi tắc nghẽn mạn tính thường khởi phát ở độ tuổi ngoài 40, và triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, dễ khiến nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác cho đến khi xuất hiện tổn thương phổi và thường biến chứng nặng theo thời gian, đặc biệt khi tiếp xúc với khói thuốc. 
 
Các triệu chứng mắc bệnh COPD ban đầu có thể bao gồm: 
  • Khó thở, đặc biệt khi phải hoạt động thể chất
  • Thở khò khè
  • Tức ngực 
  • Ho có đờm kéo dài
  • Nhiễm trung đường hô hấp thường xuyên 
  • Thiếu năng lượng
  • Giảm cân ngoài ý muốn (giai đoạn sau khi mắc bệnh)
  • Sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân hoặc chân,
  • Sốt nhẹ và luôn có cảm giác ớn lạnh

Bên cạnh đó, người bệnh có thể có biểu hiện suy tim, suy hô hấp nặng lên hoặc xuất hiện tràng khí phổi trong đợt cấp.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD có nguy hiểm không?

Bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những bệnh có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đời sống và kinh tế của người bệnh và gia đình. Với đặc điểm là bệnh mạn tính, tiến triển thường xuyên, nặng dần với nhiều biến chứng sẽ làm cho người bệnh suy giảm chức năng phổi, hạn chế hoạt động thể lực, suy giảm chất lượng cuộc sống, tàn phế và có thể tử vong.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD là bệnh lý nguy hiểm

Có thể khẳng định, phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD là bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh thường xuyên phải điều trị tại bệnh viện và ở nhà, ảnh hưởng lớn tới kinh tế gia đình bởi chi phí điều trị bệnh cũng như giảm thu nhập do nghỉ việc. Mặt khác, người bệnh cũng như người trong gia đình luôn ở trạng thái lo lắng về bệnh tật và có thể mắc các bệnh như suy nhược thần kinh, trầm cảm...

Điều trị và phòng chống phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD

Khi mắc phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD rồi thì việc chẩn đoán sớm là rất quan trọng. Thực tế nhiều người bệnh nặng mới đến gặp bác sĩ nên điều trị rất khó khăn. Một trong những tiêu chuẩn vàng để xác định bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD là đo chức năng thông khí để phân biệt phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD với bệnh hen phế quản; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD dùng thuốc giãn phế quản thì vẫn không hồi phục hoàn toàn.
 
Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị COPD phổi của Bộ Y tế và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài sử dụng thuốc tân dược để dự phòng và kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì người bệnh có thể phối hợp sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để dự phòng các đợt cấp của COPD phổi. 
 
Một trong những lợi thế lớn nhất của sản phẩm có nguồn gốc Y học cổ truyền là ít gây tác dụng phụ, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm điều trị lâu dài, nâng cao thể trạng, chữa trị bền vững thì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dần sẽ được kiểm soát.

Ludicin - Một trong số rất ít các TPCN có công dụng hỗ trợ điều trị COPD phổi

Được bào chế từ sự kết hợp 2 bài thuốc nổi tiếng là: Tô Tử Giáng Khí Thang và Tam Tử Dưỡng Thân Thang cùng những gia giảm phù hợp để phù hợp với thể trạng người Việt hiện đại. 
 
Ludicin triệt để áp dụng hỗ trợ trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tận gốc với 2 nhiệm vụ: 
  • Triệt tiêu vị khuẩn gây viêm, tăng cường lưu thông máu tại các phế nang, phục hồi chức năng của phổi, đặc biệt trong các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD.
  • Bồi bổ dạ dày, ngăn hình thành đờm và khí, giúp giảm ho, giảm sưng viêm rõ rệt, ngăn ngừa nguyên nhân chính gây ra các bệnh cho phổi. 
 
 
 
 
 
popup

Số lượng:

Tổng tiền: