LỤC PHỦ NGŨ TẠNG VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI CƠ THỂ

LỤC PHỦ NGŨ TẠNG VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI CƠ THỂ
Thứ Hai,
03/05/2021
Đăng bởi: Ngũ Phúc Đường

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ "Lục phủ ngũ tạng". Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu Lục phủ ngũ tạng là gì? Và vai trò của Lục phủ ngũ tạng đối với cơ thể. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Ngũ Phúc Đường tìm hiểu Lục phủ ngũ tạng và vai trò của chúng đối với cơ thể chúng ta.

Hiểu đúng về Lục phủ ngũ tạng

"LỤC PHỦ NGŨ TẠNG" hay Thuyết tạng phủ là một thuyết trong hệ thống lý luận của y học cổ truyền, chỉ ra hình tượng và hình thái tạng phủ của con người dựa trên quan niệm chỉnh thể thông qua hệ thống kinh lạc, đem các tổ chức, các bộ phận toàn liên kết thành một khổi chỉnh thể hữu cơ.

Khái quát về lục phủ ngũ tạng

Khái quát về lục phủ ngũ tạng

Căn cứ vào hoạt động của cơ thể, người xưa quy nạp lục phủ ngũ tạng thành những nhóm chức năng khác nhau. Nhóm chức năng có nhiệm vụ chứa đựng, chuyển hóa gọi là tạng. Có 5 tạng: tâm (phụ là tâm bào lạc), can, tỳ, phế, thận. Nhóm chức năng có nhiệm vụ thu nạp và chuyễn vận gọi là phủ. Có 6 phủ: đởm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang và tam tiêu.

Lục phủ ngũ tạng trong đời sống

1. Ngũ tạng

Tạng là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết, tân, dịch. Có 5 tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận.

  • Tâm ý chỉ tim
  • Can ý chỉ gan
  • Tỳ ý chỉ lá lách
  • Phế ý chỉ phổi
  • Thận là hai quả thận (cật).

2. Lục phủ

Phủ là các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hoá, hấp thụ, chuyển vận các chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài. Có 6 phủ: đởm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang và tam tiêu.

  • Đởm ý chỉ mật
  • Vị ý chỉ dạ dày
  • Tiểu Trường ý chỉ ruột non
  • Đại Trường ý chỉ ruột già
  • Bàng quang ý chỉ bọng đái
  • Tam tiêu ý chỉ thượng tiêu, trung tiêu, và hạ tiêu. Thượng tiêu là phần cuống họng trở lên, trung tiêu là phần giữa của dạ dày, và hạ tiêu phần cuống dưới của dạ dày.

3. Tạng phủ phân theo Ngũ hành

Ngũ tạng và Lục phủ của con người cũng được phân ra theo Ngũ Hành:

  • KIM: Phổi, Ruột già.
  • THUỶ: Thận, Bàng quang.
  • MỘC: Gan, Mật
  • HỎA: Tim, Ruột non.
  • THỔ: Lá lách, Dạ dày.

Lục phủ ngũ tạng và ngũ hành

Lục phủ ngũ tạng tác động đến nhau như trong ngũ hành

Vai trò của lục phủ ngũ tạng đối với cơ thể

I. Vai trò của các tạng

1. Tâm

Ðứng đầu các tạng phụ trách về các hoạt động thần kinh như: Tư duy, trí nhớ, thông minh, khi có bệnh thường hay hồi hợp, sợ hải, phiền loạn, hay quên,...

Quan hệ với huyết mạch: Khi có bệnh sẽ sinh hiện tượng bần huyết, tóc khô, mạch yếu.

Khai khiếu ra lưỡi: Khi sốt cao lưỡi đỏ, Tâm huyết hư lưỡi nhạt màu. Như vậy Tâm bao gồm một so hoạt động về tinh thần và tuần hoàn huyết mạch. Khi có bệnh thường có các hôi chứng sau:

  • Tâm dương hư: Kinh khủng, hồi hộp, hay quên, tự hãn.
  • Tâm âm hư: Mất ngũ, mộng mị, hồi hộp, lo sợ.
  • Tâm nhiệt: Mắt đỏ, miệng khát, họng khô, lưỡi đỏ, nói nhảm.

Khi nói đến Tạng Tâm vì là tạng đứng đầu mọi tạng nên có một tạng phụ bảo vệ nó gọi là Tâm Bào Lạc. Các biểu hiện bệnh lý không khác gì Tạng Tâm.

2. Can

Thường chia hai loại:

  • Can khí: Biểu hiện tình trạng hưng phấn, găng động, cáu gắt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Can huyết: Phụ trách các hoạt động về kinh nguyệt và sự nuôi dưỡng các cân cơ.

Quan hệ với cân: bao gồm các hoạt động vận động, khi có bệnh run tay chân, teo cơ, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn.

Khai khiếu ra mắt: mắt mờ, quáng gà, mắt sưng, nóng đỏ.

Can âm hư (can huyết hư): kinh nguyệt ít, móng tay, da khô, mắt mờ, gân thịt run giật co quắp.

Can dương thịnh: nhức đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, mắt đỏ, hay cáu gắt.

3. Tỳ

Phụ trách việc hấp thu đồ ăn và dinh dưỡng, phản ảnh hoạt động tiêu hoá từ miệng đến hậu môn. Về sinh lý, bệnh lý

Quan hệ với cơ nhục: Tỳ hư, ăn kém, sút cân, thịt mềm nhảo, cơ yếu.

Khai khiếu ra môi miệng: Ăn không ngon, nôn mửa.

Chức năng nhiếp huyết: Chảy máu lâu ngày do Tỳ không nhiếp huyết.

Tỳ hư: Ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, tiêu chảy kéo dài, cơ nhục mềm nhão.

Tỳ hư hàn: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ợ hơi, tay chân lạnh.

ngũ tạng

Ngũ tạng tác động lẫn nhau

4. Phế

Phụ trách về hô hấp và sự khí hoá hoạt động toàn thân.

Quan hệ với bì phu thông ra mũi họng và thanh quản biểu hiện lâm sàng có các triệu chứng:

Phế khí hư: thở nhanh nhỏ, yếu, nói nhỏ dễ ra mồ hôi sắc mặt trắng nhợt.

Phế nhiệt: ho sốt, mạch nhanh, đờm đặc dính, lưỡi đỏ.

Phế âm hư: ho khan, họng khô, khan tiếng lâu ngày, đạo hản, sốt âm triều nhiệt, khát nước.

5. Thận

Chia làm hai loại chủ đề về Thuỷ và Hoả:

  • Thận thuỷ hay Thận âm: thường biểu hiện quá trình ức chế. Thường có các triệu chứng: mất ngủ, đau lưng, ù tai, ra mồ hôi trộm, nhức xương, sốt hâm hấp, cầu táo, tiểu đỏ.
  • Thận hoả hay Thận dương: có những biểu hiện về hưng phấn. Nếu thận dương hư có các triệu chứng chân tay sợ lạnh, tiêu chảy kéo dài, mạch yếu, di tinh, hoạt tinh, liệt dương.

Thận tàng tinh, chủ về sự phát dục cơ thể và hoạt động sinh dục nam: thận hư trẻ con chậm phát triển trí tuệ, chậm biết đi, chậm mọc răng, người lớn hoạt động sinh dục giảm, đau lưng, di tinh, liệt dương.

Quan hệ với xương tuỷ, khai khiếu ra tai: Thận hư thường đau lưng, nhức mỏi, ù tai.

Trên lâm sàng thường có hội chứng sau:

Thận âm hư: họng khô,răng đau nhức lung lay, tai ù, hoa mắt, mất ngủ, nhức xương, đạo hản. Tinh thần ức chế.

Thận dương hư: đau lưng, lạnh cột sống, chân tay lạnh, hoạt tinh, liệt dương, ỉa chảy, tiểu đêm, tinh thần giảm hưng phấn.

II. Vai trò của các phủ

1. Ðởm

- Bài tiết ra chất mật.

- Chủ về sự quyết đoán và sự dũng cảm.

2. Vỵ

- Chứa đựng và nghiền nát thức ăn.

- Luôn có biểu hiện về bệnh lý ở răng miệng, sâu răng, hôi miệng, loét miệng thường do vị nhiệt.

3. Tiểu trường

- Nhận thức ăn từ vị đưa xuống hấp thụ các chất tinh khiết biến thành huyết và tân dịch, dinh dưỡng các tạng, phủ, phân thanh giáng trọc, đưa các chất cặn bã xuống Ðại Trường và Bàng Quang.

4. Ðại trường

Truyến đạo để bài tiết cặn bã.

5. Bàng quang

Tiếp với thận để bài tiết nước tiểu.

6. Tam tiêu

Là nhóm chức năng quan giữa các tạng,phủ trên và dưới với nhau. Sự khí hoá tam tiêu được chia làm ba phần.

- Thượng tiêu: từ miệng đến tâm vị có các tạng Phế Tâm.

- Trung tiêu: Từ tâm vị đến hậu môn vị có tạng Tỳ.

- Hạ tiêu: Từ môn vị đến hậu môn có các tạng Can và Thận.

 

Hi vọng với bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về Lục phủ ngũ tạng trong cơ thể chúng ta. Bạn còn biết thêm gì về Lục phủ ngũ tạng hoặc muốn đóng góp gì thêm cho Ngũ Phúc Đường về các kiến thức y học cũng như các bài viết chia sẻ trong tương lai hãy để lại ý kiến trong phần bình luận nhé.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: