Tác dụng của Tang thầm trong y học cổ truyền

Tác dụng của Tang thầm trong y học cổ truyền
Thứ Ba,
05/10/2021
Đăng bởi: Ngũ Phúc Đường

Tang Thầm còn gọi là Tang thầm tử, được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo, là quả chín của cây Dâu tằm ( Morus Alba L.) thuộc họ Dâu tằm ( Moraceae).

Tang thầm - là quả dâu tằm, được Đông y dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh

Giới thiệu về quả tang thầm 

Trong tiếng Hán Việt, Dâu tằm là tang. Từ lâu đời, nhiều bộ phận của cây Dâu tằm đã được dùng làm thuốc với các công dụng khác nhau. Lá dâu – Folium Mori, là Tang diệp. Vỏ dâu – Cortex Mori, là Tang bạch bì; Cành dâu – Ramulus Mori, là Tang chi.

Quả kép hình, tại do nhiều quả bế tạo thành, dài 1 cm đến 2 cm, đường kính 5 mm đến 8 mm. Màu nâu vàng nhạt đến đỏ nâu nhạt hoặc tím tham, cuống quả ngắn. Vị hơi chua và ngọt.

Mùa hoa tháng 4 – 5, quả tháng 6 – 7. Quả chín có màu đỏ, hái về, rửa sạch, phơi khô hoặc sau khi đồ qua rồi phơi khô.

Tang thầm được trọng dụng trong Đông y

Tang thầm (quả dâu chín) vị chua, tính hàn; vào kinh can, tâm và thận, tác dụng bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.

Các Y văn cổ như Tân tu bản thảo, Trấn nam bản thảo,  Bản thảo diễn nghĩa… đều ghi chép lại đặc tính dược lý và công dụng của Tang thầm. 

Tang thầm được trọng dụng trong Đông y vì có nhiều dược tính

Bài Thuốc với Tang Thầm

Trị chứng huyết hư, váng đầu, ù tai, tiêu khát: 
Thường gặp trong các bệnh thiếu máu, suy nhược thần kinh, xơ cứng động mạch, bệnh tiểu đường. Thường phối hợp với Kê huyết đằng, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, dùng bài thuốc.
- Gia vị Nhị chí hoàn: Tang thầm, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo lượng bằng nhau, tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, mỗi ngày uống 2 lần.
- Tang thầm cao: dùng độc vị Tang thầm chế thành cao lỏng 20 – 30%, mỗi lần uống 5 – 10ml, ngày 2 lần trị chứng mồm khô, khát nước.

Trị chứng táo bón cho người cao tuổi:
Phối hợp Mè đen, Hà thủ ô hoặc dùng bài: Tang thầm 20g, Can địa hoàng 20g, sắc nước cho ít mật ong uống.

Trị rụng tóc, tóc bạc:
Uống cao Tang thầm như trên, bên ngoài dùng nước lọc quả dâu ngâm xát vào đầu hàng ngày.
Liều lượng và cách dùng: Liều lượng: 12 – 20g, cho vào thuốc sắc hoặc làm hoàn tán, nấu cao uống 20g/lần, mỗi ngày 2 lần.

Tang thầm trong sản phẩm Bảo Lạc Hoàn của Ngũ Phúc Đường 

Bảo Lạc Hoàn là một sáng tạo độc đáo bậc nhất và cũng thể hiện mạnh mẽ nhất tư tưởng Bảo Thân – Lạc Tâm của Ngũ Phúc Đường. Bảo Lạc Hoàn kế thừa tinh hoa từ các dược liệu quý giúp bồi bổ ngũ tạng, chống lão hóa.

Sản phẩm Bảo Lạc Hoàn có chứa Tang thầm, được bào chế kỳ công của Ngũ Phúc Đường

Trong Bảo Lạc Hoàn, đặc biệt có thành phần Tang thầm được sấy thăng hoa - ứng dụng công nghệ sấy hiện đại để giữ được trọn vẹn dược tính trong quả dâu tằm. 

Sản phẩm Bảo Lạc Hoàn giúp hỗ trợ: 
Bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng.
Chống lão hóa, giúp ăn ngon ngủ tốt.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: